Hàng trăm người tham gia lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc

TPO - Tuần Văn hoá - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 diễn ra từ 30/11 đến 6/12. Một trong những hoạt động điểm nhấn của sự kiện là lễ rước tôn vinh tổ nghề trong ngày 1/12.

Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Ban tổ chức khẳng định Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 có quy mô lớn hơn lần tổ chức trước.

Ông Nguyễn Văn Dự - Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc - cho biết lễ rước huy động khoảng 300 người tham gia với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. "Tuyến đường rước sẽ dài gấp đôi năm trước, dự kiến đi hết một vòng làng nghề cổ", ông Nguyễn Văn Dự nói.

Trong suốt thời gian diễn ra tuần lễ còn có nhiều hoạt động như chợ hoa sinh vật cảnh, chợ đồ cổ, trình diễn áo dài lụa Vạn Phúc... Năm nay, hệ thống xe điện miễn phí được đưa vào phục vụ du khách đến làng lụa.

Hàng trăm người tham gia lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc ảnh 2
Lễ rước diễn ra quanh làng.

Ban tổ chức cho biết kinh phí tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 là một tỷ đồng, trong đó có 600 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Giá trị thương mại du lịch của phường Vạn Phúc năm 2024 tăng 10-15% so với năm 2023.

Làng lụa Vạn Phúc tồn tại hơn 1.000 năm, đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, quan lại trong triều đình.

Đến nay làng có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Mỗi năm làng tơ lụa Vạn Phúc Hà Đông sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu m2 vải.

500 người mặc cổ phục diễu hành trên đường phố Hà Nội
UNESCO nâng mức bảo vệ 34 di sản vì cuộc chiến Israel - Hezbollah
UNESCO nâng mức bảo vệ 34 di sản vì cuộc chiến Israel - Hezbollah

Link nội dung: https://baodulichvn.com/hang-tram-nguoi-tham-gia-le-ruoc-ton-vinh-to-nghe-det-lua-van-phuc-a28375.html